Buzzsprout - Podcast Hosting chuyên nghiệp dành cho người mới

Buzzsprout là một trong những Podcast Hosting rất được ưa chuộng. Ở Việt Nam có 2 kênh nổi tiếng là Vietcetera và HieuTV đều sử dụng Buzzsprout. Vậy Buzzsprout có những tính năng gì? Cùng Đỗ Podcast tìm hiểu về Podcast Hosting này nha.

PODCAST BLOG

Dat Audio Diary

1/12/20247 min read

Mục lục bài viết:

I. Tổng quan về Buzzsprout

II. Các tính năng nổi bật của Buzzsprout

III. Giá thành và đánh giá Buzzsprout

I. Tổng quan về Buzzsprout

Buzzsprout là một Podcast Hosting lâu đời và được tin dùng trên khắp thế giới. Với mong muốn giúp cho các Podcaster có thể đăng tải và phân phối Podcast một cách đơn giản nhất. Buzzsprout có giao diện và các tính năng rất thân thiện với người dùng mới. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể sử dụng các tính năng chuyên nghiệp khác như Magic Mastering, Dynamic Content,...

Buzzsprout có cả phiên bản miễn phí và trả phí với các nhu cầu khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng người sử dụng.

II. Các tính năng nổi bật của Buzzsprout

Ngoài các tính năng cơ bản của 1 Podcast Hosting cần phải có, Buzzsprout cũng có các tính năng đặc biệt riêng:

1. Magic Mastering - giống filter của instagram nhưng là dành cho giọng nói

Magic Mastering là một công cụ rất mạnh mẽ của Buzzsprout. Âm thanh của bạn sau khi sử dụng Magic Mastering của Buzzsprout sẽ tự động được khử tiếng ồn, sắc nét, sạch sẽ, cân bằng lại âm thanh, âm lượng phù hợp với các nền tảng phát hành:

  • Cân bằng âm lượng thông minh: Bạn đã từng bao giờ nghe podcast nhưng lại khó chịu vì tập này nghe âm lượng to, tập sau lại nghe âm lượng nhỏ. Hay là âm lượng trong Podcast không được đồng đều? Magic Mastering của Podcast sẽ cân bằng âm lượng vừa nghe và đảm bảo đồng đều giữa tất cả các tập Podcast của bạn.

  • Mastering phù hợp với nền tảng phát hành Podcast: các nền tảng podcast sẽ có những quy định về chất lượng âm thanh. Và yêu cầu về file âm thanh cần phải xuất ra theo định dạng cũng như âm lượng ra sao. Magic Mastering của Buzzsprout sẽ làm giúp bạn phần việc này. Đảm bảo tiêu chuẩn phát hành podcast của các nền tảng.

  • Làm đẹp âm thanh: nếu bạn chưa biết cách hậu kỳ âm thanh. Thì Magic Mastering sẽ tự động loại bỏ tiếng ồn, giúp tệp âm thanh sạch sẽ và đẹp hơn.

Giao diện sản xuất Episode Podcast trên Spotify for Podcaster

2. Dynamic Content và Chapter Markers

Dynamic Content cũng giống với tính năng Dynamic Ad mà mình từng giới thiệu trong các bài viết về Podcast trước đây. Với tính năng này, người dùng có thể tự động thêm các đoạn nội dung âm thanh vào Trước (Pre-Roll), Trong (Mid-Roll)Sau (Post-Roll). Người dùng có thể thay đổi lại các nội dung âm thanh này sau đó, và toàn bộ các tập podcast cũng sẽ được tự động thay đổi theo. Người dùng cũng có thể lựa chọn sẽ thêm các nội dung âm thanh này và từng tập nào hoặc xóa đi tùy vào mong muốn.

Giao diện sản xuất Episode Podcast trên Spotify for Podcaster

Tính năng chapter markers của Buzzsrprout cũng được thiết kế thân thiện với người dùng. Với tính năng này bạn có thể tạo mốc thời gian, viết mô tả, link tham khảo và thêm ảnh mô tả cho từng mốc thời gian này. Tuy nhiên, phần hiển thị sẽ tốt nhất trên trang web Buzzsprout. Còn trên từng podcatcher sẽ có những cách hiển thị khác nhau.

3. Tính năng kiếm tiền từ Podcast của Buzzprout

Buzzsprout có tới 4 phương án giúp podcaster có thể kiếm thêm thu nhập từ Podcast

  • Subscriptions: Đăng ký để nhận các nội dung đặc biệt chỉ dành cho hội viên. Khán giả sẽ trả cho Podcaster khoản phí theo tháng để được cập nhật các nội dung đặc biệt này.

  • Quảng cáo từ Buzzsprouts: khi bạn đăng ký hình thức này, Buzzsprout sẽ tự phân phối những quảng cáo phù hợp với podcast của bạn. Hầu hết các quảng cáo sẽ là giới thiệu các kênh Podcast của người khác. Một số các tính năng quảng cáo như sau: bạn được quyền chấp nhận hoặc từ chối quảng cáo không mong muốn; các quảng cáo sẽ được lựa chọn phù hợp với chủ đề kênh Podcast của bạn; bạn sẽ được trả 1.4¢ USD cho mỗi lượt nghe quảng cáo.

  • Nhà tài trợ & tiếp thị liên kết: bạn cũng hoàn toàn thêm những đường link giới thiệu về nhà tài trợ hay đường link tiếp thị liên kết vào trong toàn bộ các episode podcast của bạn.

  • Donate: nếu bạn đã có sẵn những đường link ủng hộ cho người hâm mộ, bạn cũng hoàn toàn có thể đặt những đường link này trên Buzzsprout như Momo, Buy Me a Coffee, Patreon,...

III. Giá thành và đánh giá Buzzsprout

Buzzsprout có phiên bản miễn phí và cả các mức trả phí theo tháng khác nhau.

Với phiên bản miễn phí, podcaster sẽ được đăng tải tổng thời lượng là 2 giờ cho mỗi tháng. Nếu nhiều hơn thì sẽ bắt đầu phải trả phí. Phiên bản miễn phí này cũng khá giới hạn khi mà chỉ lưu trữ podcast được đăng tối đa 90 ngày. Tức là sau 90 ngày nếu bạn không trả phí, thì bạn sẽ mất toàn bộ các episode podcast của bạn.

Mức trả phí thấp nhất của Buzzsprout là 12$/tháng. Bạn sẽ được đăng tải tối đa thời lượng 3 giờ cho mỗi tháng. Được sử dụng thêm các tính năng như tạo website, Đăng ký cho hội viên. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả thêm 6$/tháng nếu muốn sử dụng tính năng Magic Mastering.

Tựu chung, Buzzsprout tính phí dựa trên thời lượng đăng tải Podcast của bạn. Mức chi phí của Buzzsprout cũng thuộc dạng trung bình cao so với các nền tảng Podcast khác. Nếu bạn là một đội nhóm đăng tải Podcast theo tuần với thời lượng 30 phút tới 1 tiếng 1 tập thì Buzzsprout sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Còn nếu kênh của bạn cần đăng tải các tập hàng ngày. Thì bạn có thể lựa chọn các Podcast Hosting khác phù hợp hơn.