Podcast là ngành đa dạng hóa thu nhập - 5 lý do bắt đầu Podcast năm 2024

Podcast đã phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây. Năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm phát triển tiếp theo của Podcast và bài viết này sẽ chỉ ra 5 lý do bạn nên bắt đầu với Podcast ngay bây giờ càng sớm càng tốt.

PODCAST BLOG

Dat Audio Diary

3/7/20248 min read

Mục lục bài viết:

I. Podcast là ngành giúp bạn đa dạng hóa thu nhập

II. Sự phát triển của AI

III. Các nền tảng lớn đang hỗ trợ cho Podcast

IV. Nằm ngoài sự cạnh tranh

V. Nền tảng giá trị lâu dài

I. Podcast là ngành giúp bạn đa dạng hóa thu nhập

Podcast là ngành có rất nhiều khâu các nhau: kịch bản, nội dung, thu âm, hậu kỳ, phát hành, truyền thông,... Chính vì vậy mà bạn hoàn toàn có thể kiếm thêm thu nhập dựa trên từng hạng mục công việc riêng của podcast:

  • Bạn có thể kiếm tiền từ quảng cáo giống như Vietcetera

  • Bạn cũng có thể bán các sản phẩm của chính bản thân mình qua Podcast giống anh Hiếu TV

  • Bạn có thể trở thành Voice Talent đọc podcast cho các kênh khác như mình hay nhiều bạn talent khác làm

  • Bạn cũng có thể là Quản lý kênh Podcast, sản xuất, thu âm podcast cho cá nhân, doanh nghiệp

  • Hay thậm chí là trở thành camera man, dựng phim trong các dự án video Podcast

Nói chung là vô vàn cách phát triển và công việc bạn có thể thực hiện với Podcast. Việc đa dạng thu nhập này sẽ giúp bạn giảm bớt rủi ro, cũng như được trải nghiệm nhiều công việc giúp bạn dễ dàng nhận biết được không mình yêu thích kỹ năng nào, và có thể phát triển chuyên sâu hơn về kỹ năng đó.

II. Sự phát triển của AI

Trong những năm gần đây AI đang có sự phát triển vượt bậc. Từ công nghệ tạo sinh hình ảnh, video cho tới tạo sinh giọng đọc, giọng nói. Vậy tại sao khi mà người ta sợ AI sẽ lấy đi công việc đọc tin tức - podcast, người viết lại coi đây là cơ hội tốt để bạn làm podcast?

Đó là vì AI hiện tại vẫn không thể nào có thể bắt chiếc được cảm xúc của con người. Đặc biệt là với những audio đọc truyện cảm xúc, hay các podcast talkshow cần sự đối ứng linh hoạt. Đây chính là điểm mà AI sẽ khó có thể nào bắt chiếc được. Vì giọng AI sẽ giả và thiếu đi sự truyền cảm.

Podcast lại mang lại điểm đặc biệt là kết nối người nghe bằng giọng nói của podcaster, bằng cảm xúc, câu chuyện, kinh nghiệm hoặc thậm chí là cười, khóc, biểu cảm sai sót trong lúc làm Podcast. Điều này làm kết nối người nghe tới podcaster, tạo nên sự chân thật, gần gũi cho câu chuyện. Chính vì vậy podcast vẫn là nền tảng mà AI sẽ khó có thể chạm tới thành công. Và ngành podcast, mình tin sẽ phát triển trong tương lai.

"Mình có thể nghe tin tức bằng AI, nhưng chắc chắn mình không thể nghe 1 câu chuyện được kể bằng AI" - Đạt Audio Diary

a person's head with a circuit board in front of it
a person's head with a circuit board in front of it

III. Các nền tảng lớn đang hỗ trợ cho Podcast

Tháng 03/2023, Youtube Podcast chính thức ra mắt Youtube Podcast. Và tin chính thức từ Google Podcast đó là năm 2024 sẽ chính thức gộp chung với Youtube Podcast. Dự kiến là giữa năm 2024. Các bạn có thể xem thông tin này trên Google Podcast Manager. Hay là Anchor cũng chính thức đổi tên thành Spotify For Podcaster.

Những thông tin này cho thấy các nền tảng vẫn đang quan tâm và đầu tư cho Podcast trong năm 2024. Nhất là với Youtube Podcast, thời điểm này bắt đầu với Youtube Podcast là bạn đang đi đầu xu hướng. Và đôi khi lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực các bạn ạ. Đi đầu, làm sớm vẫn luôn có ưu thế của nó.

black and yellow box on brown wooden table
black and yellow box on brown wooden table

IV. Nằm ngoài sự cạnh tranh

Khi Tiktok ra mắt và phát triển, Youtube phải ra mắt Youtube Short, Facebook phải cạnh tranh bằng Facebook Reels. Các công ty công nghệ lớn phải đua nhau ra mắt tính năng video short để cạnh tranh với Tiktok. Nhà sáng tạo nội dung phải reup lại toàn bộ các nội dung video short đã làm nên nhiều nền tảng khác nhau. Điều này tạo ra sự khó khăn và cạnh tranh rất mạnh.

Nhưng khi Podcast phát triển, thì Youtube podcast ra mắt bằng cách phân phối lại tất cả các tập podcast mà người dùng đã đăng tải thông qua RSS Feed. Đây chính là điểm đặc biệt của Podcast. Vì podcast được phân phối thông qua Podcast Hosting.

Chúng ta thường nghe podcast khi chúng ta đang làm 1 công việc khác như: nấu ăn, quét dọn nhà cửa, đi lại, tập thể dục... Và ở trong khoảng thời gian này, không có 1 nền tảng nào cạnh tranh với Podcast. Trong khi nếu chúng ta có thể dành 100% thời gian tiếp thụ thông tin, các nền tảng Tiktok, Youtube, Facebook, X,... sẽ phải cạnh tranh với nhau để dành lấy sự chú ý của bạn.

Chính vì vậy, Podcast chính là nền tảng chắc chắn có người sử dụng, và là ông hoàng trong không ai có thể cạnh tranh.

V. Nền tảng giá trị lâu dài

Các nền tảng nội dung có thể chia thành 2 dạng:

- 1 là nền tảng nội dung nhanh thịnh hành nhưng cũng nhanh thay đổi: Tiktok, Youtube Short, Facebook Reels,..
- 2 là nền tảng nội dung có giá trị lâu dài: Youtube, Website,...

Podcast là dạng nền tảng thứ 2, và chắc chắn sẽ luôn tăng lượt view trong tương lai.

Nếu kênh Tiktok của bạn bị flop do bạn không đăng đều. Facebook bị giảm tương tác do kênh bị bóp tương tác. Thì điều này không xảy ra với Podcast. Đây là nền tảng mà người dùng phải tìm kiếm nội dung. Vậy nên càng làm lâu dài, càng có nhiều nội dung giá trị, Podcast của bạn sẽ càng có cơ hội tiếp cận tới với người sử dụng.

Vì vậy, nếu bạn còn chần chừ thì đây chính là lý do mà bạn nên bắt đầu với Podcast càng sớm càng tốt.

blue red and green letters illustration
blue red and green letters illustration

Podcast là một hành trình

"Hãy coi Podcast là một hành trình làm và cũng như hiểu bản thân mình nhiều hơn.

Bản thân mình mặc dù ban đầu tới với Podcast vì niềm yêu thích nghe các chương trình Radio. Và cũng muốn kiếm thêm thu nhập từ nó. Nhưng khi làm Podcast không chỉ là 1 người bạn để mình trút bầu tâm sự, nó cũng giúp mình hiểu hơn về bản thân, hiểu hơn về những điểm yếu của giọng nói bản thân. Là hành trình để mình cải thiện bản thân mình hơn.

Hãy tận hưởng hành trình này, tận hưởng những cảm xúc của bạn và cũng như những thính giả trực tiếp lắng nghe từ giọng nói của bạn. Với mình đây là 1 hành trình rất ý nghĩa để trải nghiệm, nên nếu các bạn cũng mong muốn đồng hành trên hành trình này các bạn có thể tham gia cộng đồng Cùng Nhau Làm Podcast."