Thu âm miễn phí trên phần mềm Bandlab (P2) - Cách mình set up 1 dự án thu âm
Bandlab là một công cụ thu âm miễn phí dễ sử dụng. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách mình set up 1 dự án thu âm trên Bandlab sao cho hiệu quả và nhanh chóng.
PODCAST BLOGCÔNG CỤ PODCAST
Dat Audio Diary
3/27/20247 min read
I. Bandlab là gì?
Bandlab có thể gọi là một mạng xã hội âm thanh. Trong đó người dùng có thể sản xuất âm nhạc, hòa âm phối khí, thu âm với những tính năng vô cùng trực quan và đơn giản. Người dùng có thể sử dụng Bandlab trực tiếp trên trình duyệt mà không cần phải cài đặt trên máy. Ngoài ra Bandlab cũng có app giúp cho việc sáng tạo âm nhạc, âm thanh trở nên dễ dàng.
II. Cách mình set up dự án thu âm đọc voice trên Bandlab
Trong bài viết trước, mình đã giới thiệu về giao diện cũng như cách thu âm cơ bản trên Bandlab. Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về cách mình set up 1 lần thu âm dự án. Cũng như những tính năng nâng cao hơn mà mình hay sử dụng cho việc thu âm voice trên Bandlab.
Đầu tiên, bạn hãy vào Bandlab và chọn New Project
Sau đó bạn hãy chọn Voice/Audio. Một bảng thiết lập sẽ được hiện ra. Ở phần Input, bạn có thể chọn Micro thu âm sử dụng. Channel 1 hay 2 (phần này bạn sẽ sử dụng khi bạn có 2 micro và làm Podcast talkshow). Và phần Input Level để bạn kiểm tra xem độ lớn của micro đã phù hợp hay chưa.
Ở trong giao diện Project. Góc trên bên trái, bạn có thể chọn Add Track và chọn thêm 4 track Voice/Audio:
Track 1 - Voice chính: Track này bạn sử dụng để thu âm chính
Track 2 - Voice nháp: Track này để bạn lưu lại những file thu âm tương đối tốt, thu âm lại, hoặc thu âm tiếp
Track 3 - Nhạc nền: Bạn hãy thêm nhạc nền của podcast, dự án thu âm vào track này
Track 4 - Sound Effect: đây là Track để bạn thêm thắt các hiệu ứng âm thanh vào cho tập Podcast
Ảnh dưới hình ảnh thực tế trong 1 dự án thu âm Podcast của mình.
Các bạn nên thiết lập các track Audio/Voice và thu âm theo trình tự sau:
Bắt đầu với Track 3 - Nhạc nền: bạn nên thêm nhạc nền vào đầu tiên và chỉnh âm lượng trước sao cho vừa nghe để đọc voice lên. Thường mình sẽ giảm xuống -13db tới - 20db tùy vào từng độ lớn của nhạc. Nếu bạn có nhiều nhạc nền, bạn có thể chọn trước 1 bài chính rồi thêm sau khi đã thu Voice xong.
Sau đó bạn hãy thu âm với Track 1 và Track 2. Bạn hãy sử dụng Track 2 khi bạn thu âm bị lỗi và muốn thu âm lại.
Sau khi thu âm xong, bạn hãy chỉnh sửa, cắt bớt các đoạn thừa. Căn chỉnh thời gian, khoảng cách giữa các đoạn thu âm cho phù hợp.
Cuối cùng bạn sẽ thêm Sound Effect vào sau khi phần thu âm và chỉnh sửa đã hoàn thiện
Lý do nên sử dụng Track 2 để thu âm. Khi thu âm lại, chúng ta nên nghe lại khoảng 10 - 15s phần thu âm trước đó. Để có thể lấy cảm xúc và tone giọng của chúng ta trước đó. Chính vì vậy, ta nên bật thu âm luôn ở Track 2, sau đó tập trung vào thu âm tiếp. Tránh trường hợp phải canh bấm nút Record làm mất tập trung trong việc thu âm.
Ví dụ về việc thu âm tiếp trên Track 2
III. Hậu kỳ âm thanh trên Bandlab - Các tính năng thường sử dụng
1. Lọc tạp âm - khử noise trên Bandlab
Bạn có thể lọc tạp âm cho mỗi đoạn âm thanh mình muốn bằng cách ấn chuột phải và chọn tính năng Denoise. Sau khi lựa chọn, Bandlab sẽ tự động lọc đi những âm thanh ồn môi trường. Bạn hoàn toàn có thể Denoise nhiều lần. Nhưng theo mình không nên quá 2 lần, vì sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giọng nói.
2. Fade in/Fade out giúp làm mềm âm thanh trong những đoạn chuyển
Fade in và fade out là tính năng giúp cho âm thanh từ nhỏ nhất lên thành cho tới âm thanh gốc. Hoặc từ âm thanh gốc cho nhỏ dần cho tới khi về 0. Tính năng này thường được sử dụng khi mở đầu hoặc kết thúc mỗi đoạn âm thanh. Hoặc ghép giữa 2 âm thanh nối tiếp nhau.
Để sử dụng tính năng Fade in/Fade out, bạn sẽ để con trỏ chuột vào phần đầu hoặc cuối mỗi đoạn âm thanh cho tới khi hiển thị icon hình bàn tay.
Sau khi đã hiển thị icon bàn tay màu trắng, bạn có thể giữ và kéo con trỏ chuột và kéo sang phải (với Fade in) và kéo sang trái (với Fade out)
Bạn kéo tới đâu thì Fade in, Fade out sẽ hoạt động theo đúng khoảng thời gian mà bạn kéo.
3. Tính năng tăng tone giảm tone trong Bandlab
Đây là tính năng có thể giúp bạn tăng giảm tone giọng tổng trong giọng nói hoặc giọng hát của bạn. Tính năng này mình thường sử dụng khi muốn tạo giọng giả người khác, khi đọc trích dẫn câu nói của người khác.
Để sử dụng tính năng này, bạn hãy chọn âm thanh mình muốn chỉnh sửa. Sau đó ấn vào nút editor góc dưới màn hình.
Sau đó, sẽ có một bảng hiển thị được hiện lên như ảnh phía dưới.
Bạn hãy tăng tone giảm tone bằng tính năng Pitch Shift. Bạn hãy dùng dấu "trừ" nếu muốn âm thanh trầm hơn. Và dấu "cộng" nếu muốn âm thanh cao hơn.
IV. Tổng kết
Bài viết này mình đã hướng dẫn bạn cách set up 1 project thu âm mình thường sử dụng để thu các dự án Voice Talent. Hi vọng là qua bài viết này, các bạn sẽ có thể thu âm và làm việc thuận tiện hơn trên Bandlab.
Các bạn có câu hỏi nào có thể nhắn cho mình qua Fanpage Do Podcast hoặc tham gia Group Cùng Nhau Làm Podcast nha.
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline: (+84)94 777 5488
Email: Dopodcastvn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/dopodcastvn