5 Sai Lầm Về Podcast Mà Chúng Ta Hay Nhầm Tưởng
Podcast là dạng nội dung mới được phổ biến và quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, vì sự phát triển nhanh chóng nên hiện tại thuật ngữ Podcast đang bị lạm dụng và nhiều khi không được sử dụng chính xác
PODCAST BLOG
Dat Audio Diary
5/6/20239 min read
Podcast là dạng nội dung mới được phổ biến và quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Podcast được chú ý ở Việt Nam vào năm 2020 (những năm covid) với rất nhiều các chương trình thành công. Tuy nhiên, vì sự phát triển nhanh chóng nên hiện tại thuật ngữ Podcast đang bị lạm dụng và nhiều khi không được sử dụng chính xác. Bài viết này sẽ chỉ ra 5 lỗi sai phổ biến mà chúng ta hay hiểu sai về Podcast.
I. Upload một file âm thanh lên mạng đã là 1 Podcast
Mình làm 1 video talkshow và up lên Youtube thôi đã gọi là Podcast?
Hay là mình up 1 file âm thanh lên soundcloud cũng là Podcast rồi?
Gần đây khi mà thuật ngữ Podcast được phát triển quá nhanh chóng thế nên có thể chúng ta đang định nghĩa nó chưa được chính xác lắm. Nhất là khi hiện tại thì dạng concept talkshow nhiều người cùng nói chuyện với nhau hay được hiểu là Podcast. Nhưng thật ra Podcast không được định nghĩa bằng concept, nội dung. Mà nó được định nghĩa bằng cách thức phân phối và hoạt động của Podcast.
Một podcast đúng nghĩa như ban đầu đó là file âm thanh của bạn phải được upload lên Hosting Podcast. Hosting sẽ chuẩn hóa và cung cấp cho Podcast của bạn 1 đường link RSS. Và sau đó những app, nền tảng như Spotifi, Apple Podcast, Google Podcast sẽ bắt lấy đường link đó của bạn. Từ đó, Podcast của bạn sẽ xuất hiện lên các nền tảng bên trên.
Tìm hiểu về Hosting Podcast tại đây
II. Podcast không phải được upload lên Spotify, Apple Podcast
Điều bên trên dẫn đến sai lầm thứ 2 mà chúng ta hay hiểu sai. Đó là Podcast không được up lên Spotify, Apple Podcast,.... Khi bạn upload Podcast lên Hosting, Hosting Podcast sẽ chuẩn hóa nội dung của bạn và tạo thành đường link RSS. Bất kỳ 1 app (Podcatcher) nào có tính năng giải mã đường link RSS thì sẽ đều bắt được nội dung Podcast của bạn.
Các bạn tưởng tượng Podcast giống với Radio vậy. Các Podcaster là các phát thanh viên. Khi podcast được upload lên hosting podcast thì Hosting Podcast là Đài Phát Thanh. Đài Phát thanh sẽ chuẩn hóa âm thanh thành tần số sóng radio. Và bất kỳ ai có 1 cái đài cát xét có khả năng bắt sóng đều có thể nghe được âm thanh từ đài. Và cái đài cát xét này chính là các app như Spotify, Apple Podcast hay Google Podcast.
Wow, khi mình hiểu được chính xác Podcast là gì và cách Phân Phối của Podcast thế nào. Nó như một vụ nổ trong đầu mình vậy. Đây đúng là chân ái của mình rồi và mình càng thấy yêu thích nó hơn. Vì lúc này cuộc chơi đã thay đổi các bạn ạ.
Nếu mà bạn từng làm nội dung ở các nền tảng như Youtube, Tiktok, Facebook thì không biết các bạn có từng gặp việc bị đánh bản quyền vô lý, tự nhiên bị bóp tương tác, rồi mất kênh, hack kênh,... Vì nội dung và cách phân phối của các nền tảng có những quy định khác nhau nên chúng ta bị phụ thuộc nhiều vào nền tảng.
Cuộc chơi trên Podcast với mình thì nó công bằng hơn. Vì ai cũng upload lên hosting và ai cũng được phân phối như nhau (đương nhiên là những người làm sớm sẽ có lợi thế tương đối). Podcast giảm độ phụ thuộc vào nền tảng không bị phụ thuộc vào nền tảng. Dù có ngày Spotify, Apple hay Google sập đi nữa thì các episode, âm thanh, hình ảnh, shownote,... Podcast của bạn đều đã có sẵn trên internet rồi và đơn giản chúng ta chỉ cần 1 app khác để nghe thôi. Không giống 1 ngày mà bạn bị đánh sập kênh Youtube là thôi xong đời.
Cách thức phân phối của Podcast - Nguồn Liulo.fm
Thế nào là giọng hay?
Là giọng phải chuyên nghiệp giống MC, Voice Talent?
Việc chúng ta rèn luyện cho giọng nói của mình rõ ràng, rành mạch, dễ nghe là cần thiết. Tuy nhiên, các bạn thử nghĩ xem chúng ta đã quen với việc nghe các bạn MC, Voice Talent nói trên Đài Truyền Hình, Đài Phát Thanh, các nền tảng khác hàng ngày rồi. Bây giờ nếu đặt vị trí là người nghe, về nhà rảnh rang để tiêu thụ nội dung Podcast lại nghe thêm kiểu cách nói như vậy thì thấy sao? Bản thân mình thì thấy cũng chán. Podcast là nội dung mới, vì vậy hãy cho mình cách nói, biểu đạt phù hợp với nội dung Podcast của bạn và bản thân bạn.
Các bạn có thể thấy định dạng Talkshow như Have A Sip hay dạng chia sẻ như Podcast của anh HieuTV, Giang ơi,... lại rất được yêu thích vì sự gần gũi, thoải mái, thân thuộc.
Thế nên hãy cứ tự tin mà sử dụng giọng nói của chính bản thân mình bạn nhé. Không có giọng nào hay, giọng nào dở trong 1 thị trường mới như Podcast. Ai cũng có 1 giọng nói đặc biệt riêng của mình, hãy cứ sử dụng vũ khí này nhé
Một ngày đẹp trời bỗng nhiên video của bạn bị dính "gậy bản quyền" trên Youtube
III. Phải có giọng hay, chuyên nghiệp mới làm được Podcast?
Mình có test thử điều này khi mà mình lên app LiuLo của Việt Nam và khi mình search ra kênh Podcast của mình thì đúng là nó có trên app. Dù trên hosting mình còn chưa ấn phân phối lên app này. Phần so sánh giữa Podcast và Radio mình cũng được truyền cảm hứng khá nhiều từ video của các bạn Liulo. Các bạn cũng có thể down app về để ủng hộ app của Việt Nam nha (bài biết này không có quảng cáo ^^)
IV. Cứ chuyển nội dung sang thành âm thanh thì đã là Podcast?
Mình thấy có một số chương trình truyền hình, các bạn làm Youtube đang tận dụng thêm Podcast để làm 1 nền tảng đăng tải thêm nội dung. Tuy nhiên, hầu hết cách làm hiện tại đó là chỉ cắt phần âm thanh ra rồi cứ thế up lên, chứ lại không có edit hay điều chỉnh phù hợp.
Nền tảng Youtube hay truyền hình là nền tảng để xem. Nên khi chuyển sang định dạng để nghe không, rất có thể có nhiều phần nội dung khán giả nghe sẽ không hiểu. Các bạn có thể tưởng tượng giống như một trận bình luận bóng đá trên truyền hình nếu mình chỉ lấy phần tiếng và đưa lên Radio thì chắc chắn khán thính giả sẽ không thể hiểu được.
Về phần này thì mình thấy kênh anh HieuTV làm rất tốt và có tâm. Khi mà có những nội dung anh cần sử dụng biểu đồ để cho việc giải thích dễ hiểu. Thì anh luôn nói thêm là cho các bạn nào đang nghe trên Podcast thì trên hình hiện tại sẽ có những cái này cái kia và mô tả lại. Điều này thật sự làm các bạn thính giả nghe Podcast cảm thấy rất được quan tâm. Và đương nhiên là thêm 1 điểm cộng cho kênh của anh Hiếu TV.
Một số các chương trình khác về talkshow thì đôi khi khách mời thể hiện thái độ, câu trả lời, biểu cảm thông qua hành động thì sẽ rất khó để cho khán giả tưởng tượng được. Vậy nên các host cho các nội dung talkshow có quay hình lẫn upload lên Podcast phải thật sự rất khéo léo để cho khán giả nghe có thể hình dung và hiểu được chính xác nội dung của talkshow.
V. Podcast thì làm sao cạnh tranh được với Tiktok, Youtube?
Đúng là Podcast không thể cạnh tranh với Tiktok, Youtube, Facebook hay là nền tảng khác. Nhưng theo người viết, thị trường giữa Podcast và các nền tảng Mạng Xã Hội trên là 2 thị trường tiêu thụ khác nhau.
Nếu các bạn có thời gian rảnh 100% để làm 1 việc thì chắc chắn chúng ta sẽ chọn Youtube, Tiktok, Youtube, Netflix,... Vì những loại nội dung này giúp cho người dùng cả phần nhìn, phần nghe. Giúp người dùng tiếp cận nội dung đầy đủ, chính xác, dễ hiểu và tính giải trí cao nhất. Tuy nhiên người dùng gần như phải tập trung 100%, ngồi 1 chỗ và không thể làm việc khác.
Podcast thì ngược lại. Thường chúng ta sẽ chọn nghe Podcast khi chúng ta lái xe, dọn nhà, học tập, làm việc,... hay thậm chí trong lúc chúng ta sử dụng Facebook, Shopee, lướt Web. Chúng ta sẽ chọn Podcast khi chúng ta phải làm thêm những công việc khác, hay có chút bận rộn mà vẫn muốn có thêm nội dung để nghe. Podcast cho phép người dùng độ tự do tối đa trong việc tiêu thụ. Podcast là ông hoàng ở thị trường nội dung đệm. Gần như không có 1 định dạng nào khác cho phép người dùng làm nhiều việc một lúc trong lúc vẫn tiêu thụ nội dung.
Chính vì vậy mà chắc chắn Podcast sẽ có người nghe. Và theo mình, Podcast không phải là cạnh tranh với Tiktok hay Youtube. Mà đây là 1 thị trường hoàn toàn riêng, 1 sân chơi mà gần như chỉ có Podcast chiễm chệ trên ngôi đầu.
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline: (+84)94 777 5488
Email: Dopodcastvn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/dopodcastvn