Podcast là gì - Lịch sử ra đời của Podcast

Podcast - một định dạng nội dung mới tưởng chừng như rất dễ hiểu. Nhưng để hiểu thật sự về Podcast thì không dễ chút nào. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chính xác hơn về Podcast.

PODCAST BLOG

Dat Audio Diary

5/6/20236 min read

I. Định nghĩa Podcast

Podcast là một hoặc một chuỗi các tệp tin âm thanh số có sẵn trên internet được lưu trữ bằng các Hosting Podcast. Người dùng có thể nghe hoặc tải xuống Podcast thông qua các podcactcher như Spotify, Apple Podcast.

Với mình thì Podcast không được định nghĩa bằng hình thức, nội dung hay là concept. Podcast được định nghĩa bằng cách thức vận hành và phân phối đặc biệt, khác với các nền tảng nội dung hiện tại.

II. Cách thức phân phối của Podcast

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu về 3 chủ thể góp mặt trong một chuỗi phân phối Podcast bao gồm: Podcaster, Hosting Podcast và Podcatcher.

  1. Podcaster: là người tạo nội dung, thu âm, viết kịch bản hay thâm chí là hậu kỳ cho Podcast. Thường thì thuật ngữ Podcsaster ám chỉ 1 người tạo nội dung và quản lý 1 kênh podcast. Sau khi thu âm và hậu kỳ file podcast. Các Podcaster sẽ phải tới bước số 2 đó là upload file âm thanh lên Hosting Podcast.

  2. Hosting Podcast: là 1 nền tảng lưu trữ podcast lên trên internet. Hosting còn có 1 nhiệm vụ quan trọng khác đó chuẩn hóa lại các file âm thanh, dữ liệu thành chuẩn hóa phân phối RSS. Việc chuẩn hóa này sẽ giúp các app nghe Podcast có thể lấy được thông tin của file âm thanh trên Hosting và phân phối tới người nghe.
    Ngoài ra Hosting Podcast cũng có những chức năng khác như đặt tên cho Episode (tập Podcast), thêm shownote, chỉnh sửa âm thanh, thêm nhiều thành viên cùng quản lý, phân tích số liệu,.... Các bạn cũng có thể tìm hiểu về các Hosting Podcast tại bài viết này.

  3. Podcatcher: là các app mà người nghe sử dụng để nghe Podcast như Spotify, Apple Podcast, Google Podcast,... Công dụng của các app này là "bắt lấy" các thông tin phù hợp với chuẩn hóa RSS. Rồi sau đó phân phối lại trên các app của mình để người nghe có thể tiêu thụ Podcast. Một số chức năng khác mà các Podcatcher cung cấp có thể kể tới như: cho phép người dùng tải xuống tập podcast; đánh giá kênh; phân loại, gợi ý các kênh Podcast theo nhu cầu của người dùng,....

Cách thức phân phối của Podcast - Nguồn Liulo.fm

Podcast có thể coi là phiên bản số hóa của Radio truyền thống. Khi mà ở Radio truyền thống chúng ta cũng có 3 chủ thể chính bao gồm: Phát Thanh Viên, Đài Phát Thanh và Radio.

  1. Phát thanh viên: là người sẽ lên kịch bản, dẫn dắt nội dung, mc cho các show radio âm nhạc, giao lưu, giải trí,... Một phát thanh viên cũng có nhiệm vụ giống với 1 Podcaster

  2. Đài Phát Thanh: khi Phát Thanh Viên đang thực hiện nội dung trực tiếp, Đài Phát Thanh sẽ có nhiệm vụ đó là chuyển đổi thông tin, giọng nói của Phát Thanh Viên thành tần số. Chúng ta có thể dễ hiểu như tần số của Đài VOV 3 tại Hà Nội là 102,7Mhz hay Đài Bến Tre là 97,9Mhz. Mỗi một kênh sẽ có 1 tần số khác nhau. Lúc này thì vai trò của Đài Phát Thanh cũng giống với Hosting Podcast. Còn tần số cũng giống như link RSS Feed của Podcast.

  3. Radio: Bất kỳ một chiếc Radio nào cũng có thể bắt được lấy tần số của các Đài Phát Thanh, miễn là người dùng vặn đúng tới tần số của Đài. Và Podcatcher cũng giống như vậy. Bất kỳ 1 app Podcatcher nào cũng có thể bắt lấy link RSS Feed của 1 kênh Podcast bất kỳ. Sau đó, người dùng có thể lựa chọn kênh, tập để nghe hay là tương tác thêm những tính năng đặc trưng của từng app Podcatcher có.

III. So sánh Podcast với Radio truyền thống

IV. Lịch sử hình thành của Podcast

Vào khoảng năm 2000, Adam Curry - một cựu VJ của MTV và Dave Winer - một kỹ sư phần mềm. Hai người này đã gặp nhau và trao đổi để tìm cách tạo nên một phương thức phân phối nội dung mới để bắt kịp với xu hướng phát triển của internet. Sau đó, với sự phát triển của Ipod, hai người đã quyết định tìm cách để người dùng có thể download các chương trình Radio họ muốn nghe về Ipod. Sau đó phát lại hoặc chọn tập bất kỳ muốn nghe bất cứ lúc nào mà người dùng muốn (on-demand).

Năm 2004, Dave Winer thực hiện một dự án mang tên Ipodder. Ông chính là người đã nâng cấp mã nguồn mở Rss để tạo nên cách thức phân phối Podcast như hiện tại. Ông cũng chính là người tạo nên phần mềm Podcatcher đầu tiên trên iPod. Và đã thành công thử nghiệm những tập Podcast đầu tiên trên iPod.

Vào tháng 2/2004, cây bút Ben Hammersley đăng tải bài báo gợi ý về sự ra đời của một thể loại truyền thông mới, được gọi là "radio của dân không chuyên". Từ Podcast là sự kết hợp giữa Ipod và broadcast. Ban đầu được dùng bởi người dùng Apple để chỉ các chương trình phát sóng có trên nền tảng Itunes của Apple.

Vào năm 2005, "podcast" chính thức từ điển Oxford công nhận là từ khóa của năm.

Dave Winer (trái) và Adam Curry (phải)